Thông tin thuốc
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 08/2024 (V/v thông tin thuốc CEFTRIAXON 2G)

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 08/2024

(V/v thông tin thuốc CEFTRIAXON 2G)

 

Kính gửi: Các khoa, phòng điều trị, trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế Giá Rai.

Nhằm mục đích sử dụng thuốc an toàn - hợp lý và kịp thời cho điều trị, đơn vị Thông tin thuốc xin tóm tắt thông tin về thuốc CEFTRIAXON 2G có trong danh mục thuốc Trung tâm y tế như sau:

1. Tên thương mại: TRIKAXON 2G

2. Loại thuốc: Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3.

3. Dạng thuốc và hàm lượng: Bột vô khuẩn để pha tiêm 2g

4. Chỉ định, liều dùng:

4.1. Chỉ định:

Ceftriaxon được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sau:

- Viêm phổi mắc phải cộng đồng và viêm phổi bệnh viện

- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ( gồm cả viêm bể thận)

- Nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp

- Viêm màng trong tim, viêm màng não, viêm tai giữa cấp

- Lậu, thương hàn, giang mai, bệnh Lyme (giai đoạn sớm (giai đoạn II) và muộn (giai đoạn III) ở người lớn và trẻ em.

- Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẩu thuật có biến chứng

- Giảm bạch cầu trung tính có sốt nghi ngờ do vi khuẩn

- Nhiễm khuẩn huyết xảy ra liên quan hoặc không liên quan đến bất kì nhiễm khuẩn nào được liệt kê ở trên

- Điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người lớn.

4.2. Liều dùng

- Người lớn và trẻ em  trên 12 tuổi hoặc trẻ có cân nặng từ 50 kg trở lên: Tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch ít nhất 30 phút. Liều thường dùng mỗi ngày từ 1-2g, tiêm 1 lần (hoặc chia đều làm 2 lần). Trường hợp nặng, có thể dùng tới 4g (chia làm 2 lần/ngày).

- Trẻ em dưới 50 kg: Tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, liều 20-50mg/kg/lần/ngày. Nhiễm khuẩn nặng có thể dùng tới 80mg/kg/ngày. Khi dùng liều 50mg/kg hoặc lớn hơn chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch.

Suy gan, suy thận: không cần thiết điều chỉnh liều ở BN suy gan, suy thận. Nếu hệ số thanh thải creatinin < 10ml/phút thì liều không vượt quá 2g/24h.

Cách dùng: Ceftriaxon 2g  có thể truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. cần theo dõi triệu chứng và biểu hiện của sốc phản vệ.

Tiêm bắp sâu hoặc truyền tĩnh mạch ít nhất 30 phút. Liều tĩnh mạch lớn hơn 1g chỉ nên truyền tĩnh mạch. Khi liều tiêm bắp lớn hơn 1g phải tiêm ở nhiều vị trí.

Pha dung dịch tiêm:

Tiêm bắp: phải thêm 7,2ml hoặc 4,2ml dung dịch thích hợp (nước vô khuẩn để tiêm, dung dịch tiêm NaCl 0,9%, dung dịch dextrose 5%) vào lọ thuốc để có được nồng độ cuối cùng 250mg/ml hoặc 350mg/ml.

Tiêm Truyền tĩnh mạch: Pha thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Hòa tan bột, giai đoạn 2: Pha thành dung dịch cuối cùng.

- Giai đoạn 1: Hòa tan bột thuốc với 19,2 ml dung dịch thích hợp (nước vô khuẩn để tiêm, dung dịch tiêm NaCl 0,9%, dung dịch dextrose 5%, dung dịch dextrose 10%) để có được dung dịch ban đầu khoảng 100mg/ml

- Giai đoạn 2: Sau khi hòa tan bột, pha loãng với một thể tích dung dịch thích hợp (thí dụ 50-100ml)

Không dùng dung dịch Ringer lactat hòa tan thuốc để tiêm truyền.

5. Chống chỉ định

Có dung dịch kiềm khuẩn chứa benzyl alcohol KHÔNG ĐƯỢC DÙNG CHO TRẺ SƠ SINH. Liều cao (khoảng 100mg-400mg/kg/ngày) benzyl alcohol có thể gây độc ở trẻ sơ sinh.

Mẫn cảm với cephalosporin, tiền sử dị ứng phản vệ với bất kì kháng sinh nào thuộc nhóm beta-lactam (penicilin, monobactam, carbapenem)

Với dạng thuốc tiêm bắp: sử dụng dung môi Lidocain phải chống chỉ định theo chống chỉ định của Lidocain, không được tiêm tĩnh mạch; không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh được sinh đủ tháng (đến 28 ngày tuổi): Tăng bilirubin huyết, vàng da hoặc giảm albumin huyết hoặc acid huyết do các nguyên nhân liên quan đến giảm khả năng liên kết của  bilirubin.

Dùng đồng thời với chế phẩm chứa calci ở trẻ em: Do nguy cơ kết tủa ceftriaxon – calci tại thận và phổi ở trẻ sơ sinh và có thể cả ở trẻ lớn. Đặc biệt chú ý ở trẻ sơ sinh từ 1 đến 28 ngày tuổi, đang hoặc sẽ phải dùng dung dịch chứa calci đường tĩnh mạch, kể cả khi truyền tĩnh mạch liên tục dịch dinh dưỡng có chứa calci.

Trẻ sơ sinh đẻ non  đến 41 tuần tuổi theo chu kì kinh nguyệt (tuổi trong bào thai và sau khi sinh).

6. Thận trọng:

- Ceftriaxon có thể phức hợp  với calci gây tủa nên tránh tiêm truyền dung dịch chứa calci trong 48 giờ sau khi tiêm Ceftriaxon ở tất cả các bệnh nhân.

- Với người bệnh bị suy giảm cả chức năng thận và gan đáng kể, liều Ceftriaxon  không nên vượi quá 2g/ngày.


Tác giả: DS. LÝ KHOA ĐĂNG
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ GIÁ RAI
Địa chỉ : Trần Văn Sớm, Phường 1, Thị Xã, Giá Rai, Bạc Liêu, Việt Nam

Điện thoại: 0291.3847490 
Cấp cứu: 0291.3847529