Thông tin thuốc
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 02/2024

 

Kính gửi: Các khoa, phòng, trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế Thị Xã Giá Rai.

Nhằm mục đích sử dụng thuốc an toàn -  hợp lý và kịp thời cho điều trị, đơn vị Thông tin thuốc xin tóm tắt thông tin về thuốc Digoxin có trong danh mục thuốc Trung tâm y tế như sau:

1. Tên chung quốc tế: Digoxin

2. Loại thuốc: Thuốc chống loạn nhịp tim, glycosid trợ tim.

3. Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch tiêm 0.25mg/ml

4. Chỉ định:

            - Suy tim mãn tính chủ yếu là do rối loạn chức năng tâm thu, suy tim kèm theo rung tâm nhĩ.

            - Loạn nhịp nhanh trên thất (cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất).

            - Digoxin tiêm được chỉ định khi cần dùng digitalin tiêm khẩn cấp ở BN không dùng glycosid trong vòng 2 tuần trước.

5. Liều lượng và cách dùng:

- Truyền tĩnh mạch chậm.

- Thuốc có thể pha loãng với các dung dịch sau để tiêm truyền: Natri clorid 0.9%, Glucose 5%, Natri clorid 0,18% và Glucose 4% (tỉ lệ pha loãng: 0.5mg/2ml với 500ml dịch truyền, ổn định trong 24h ở nhiệt độ phòng).

 

Liều khởi đầu

Liều duy trì

Người lớn và trẻ > 10 tuổi

500µg - 1000µg (2ml – 4ml)

8-12 µg/kg trong 24h

125µg  - 250µg (0.5ml – 1ml).

BN nhạy cảm: 62.5µg mỗi ngày (hoặc ít hơn).

Trẻ sơ sinh và trẻ < 10 tuổi

 

 

Trẻ sơ sinh non tháng <1,5kg

Trẻ sơ sinh non tháng 1,5-2,5kg

Trẻ sơ sinh đủ tháng

Trẻ 1 đến < 2 tuổi

Trẻ 2 đến < 5 tuổi

Trẻ em 5 đến <10 tuổi

20 µg/kg trong 24h

30 µg/kg trong 24h

20-30 µg/kg trong 24h

30-50 µg/kg trong 24h

25-35 µg/kg trong 24h

15-30 µg/kg trong 24h

Bằng 20% liều khởi đầu trong 24h (tiêm tĩnh mạch).

 

Bằng 25% liều khởi đầu trong 24h (tiêm tĩnh mạch).

6. Chống chỉ định:

            - Block nhĩ thất độ II, độ III, loạn nhịp trên thất do hội chứng Wolff Parkinson – White đặc biệt có kèm rung nhĩ vì có nguy cơ gây rung thất hoặc nhịp nhanh thất.

            - Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn (trừ khi có đồng thời rung nhĩ và suy tim, nhưng phải thận trọng khi sử dụng), viêm cơ tim, viêm màng tim co thắt.

            - Hội chứng tăng nhạy cảm xoang cảnh, hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm.

7. Quá liều và xử trí:

- Quá liều:

Biểu hiện trên tim

Thường gặp và nghiêm trọng nhất về độc tính cấp tính và mạn tính, thường xảy ra sau 3 – 6h sau khi dùng quá liều và kéo dài ≥24h, với các triệu chứng sau:

  • Loạn nhịp tim bao gồm nhịp tim bất thường với block nhĩ thất, nhịp nối gấp, rung nhĩ chậm, nhịp nhanh thất.
  • Ngoại tâm thu thường là rối loạn nhịp tim sớm và phổ biến nhất.
  • Nhịp xoang chậm rất phổ biến.
  • Block tim độ 1, 2, 3 và sự phân ly của block nhĩ thất cũng rất phổ biến, khoãng PR kéo dài.
  • Hạ kali máu cũng có thể gây độc.

Biểu hiện ngoài tim

  • Tăng kali máu nhẹ do ức chế bơm Na+/K+.
  • Trên đường tiêu hóa: biếng ăn, nôn, buồn nôn.
  • Chóng mặt, mệt mõi, rối loạn thị giác.

- Xử trí:

            + Ngừng thuốc.

            + Dùng than hoạt, cholestyramin, colestipol để thúc đẩy thanh thải glycosid.

            + Dùng muối Kali nếu có giảm kali huyết và giảm chức năng thận.

            + Thuốc dùng điều trị loạn nhịp do ngộ độc Digoxin: Lidocain, Procainamid, Propranolol, Phenytoin.

            + Tạo nhịp có thể tạm thời có tác dụng tốt trong trường hợp block tim nặng, dùng một tác nhân chelat (EDTA), có tác dụng gắn kết calci, để điều trị loạn nhịp do ngộ độc Digoxin, do giảm Kali huyết, hoặc tăng Calci huyết.

            + Khi quá liều Digoxin đe dọa tính mạng, tiêm tĩnh mạch thuốc Fab miễn dịch kháng Digoxin (từ cừu). Một lọ chứa 40mg Fab có thể gắn kết khoảng 0,6mg Digoxin.

 

8. Tài liệu tham khảo

- Tờ hướng dẫn sử dụng Digoxin-BFS

- Dược thư quốc gia Việt Nam 2022


Tác giả: DS. LÝ KHOA ĐĂNG
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ GIÁ RAI
Địa chỉ : Trần Văn Sớm, Phường 1, Thị Xã, Giá Rai, Bạc Liêu, Việt Nam

Điện thoại: 0291.3847490 
Cấp cứu: 0291.3847529